Quân Lực Việt Nam Cộng Hoà - công binh Việt Nam Cộng Hòa
|
Thêm chú thích |
|
Đoàn cơ giới binh chủng công binh VNCH |
|
Đang trải nhựa QL19 |
|
Đại tá Phan Văn Điển, CHT Trường Công Binh (giữa) và Thiếu tướng Phan Trọng Chinh (phải) Tổng cục trưởng Tổng Cục Quân Huấn (1969-74) Phú Cường 1970 |
|
Cựu Đại Nguyễn Đình Vinh Tư Lệnh Phó QK4, TMT QĐ4& QK4 |
|
Thiếu tướng Phan Trọng Chinh thảo luận với các phụ tá về việc xây dựng thêm một dãy nhà mới tại Trường Công Binh |
|
Thiếu tướng Phan Trọng Chinh, Tổng cục trưởng Tổng Cục Quân Huấn, duyệt đội quân danh dự khi ông đến thăm trường Công Binh Bình Dương Phú Cương 1970 |
|
Phía xa là trường sĩ quan Công binh tại Bình Dương 1966 |
|
Không Ảnh Trường Công Binh Phú Cường 1967 |
|
Không Ảnh Trường Công Binh Phú Cường 1966 |
|
Trường Công Binh Bình Dương Phú Cường |
|
Trường Công Binh Bình Dương Phú Cường |
|
Sân trường Công Binh Bình Dương (thị xã Phú Cường) 1970 |
Công binh được gọi là một ngành trong Quân lực Việt Nam Cộng hòa, trực thuộc hệ thống điều hành của Tổng cục Tiếp vận. Công binh được thành lập trong Quân đội với các chức năng: Chiến đấu, Kiến tạo, Yểm trợ và Tạo tác. Ban đầu được gọi là Nha Công binh, sau cải danh và nâng cấp lên thành Cục Công binh. Ngành Công binh đã tồn tại cùng Quân lực Việt Nam Cộng hòa với thời gian từ năm 1951 đến năm 1975.
Hình thành
Theo nhu cầu phải có trong Quân đội, ngành Công binh Quân lực Việt Nam Cộng hòa được thành lập vào tháng 9 năm 1951. Tính đến tháng 8 năm 1952 có tất cả 6 Đại đội Yểm trợ cho 4 Quân khu.
Sơ lược tổ chức
Năm 1953, ngành Tiếp liệu Công binh thành hình với Nha Vật liệu Công binh Trung ương và Sở Vật liệu Công binh Quân khu để phụ trách công tác tiếp liệu và sửa chữa quân cụ của Công binh. Thời gian này các Đại đội Công binh được biến cải thành các Tiểu đoàn Công binh chiến đấu.
Năm 1955 Bộ chỉ huy Công binh được thành lập, kể cả một Trường Huấn luyện & Đào tạo Công binh. Các Sở Vật liệu Công binh được đặt dưới quyền chỉ huy của Bộ chỉ huy Công binh. Ngành Công thự Tạo tác vẫn hoạt động riêng.
Khi ngành Tiếp vận được cải tổ với sự thành lập các Bộ chỉ huy Tiếp vận Vùng, các Tiểu đoàn Yểm trợ Công binh cũng được thành lập để yểm trợ cho các vùng liên hệ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét